Cách sửa chữa những hư hỏng thường gặp phải khi sử dụng lò vi sóng
Đánh giá bài viết
Lò vi sóng là một vật dụng trong nhà bếp được rất nhiều chị em yêu thích vì sự tiện dụng và nhanh chóng mà nó mang lại.
Tuy nhiên cũng giống như các thiết bị điện khác, trong quá trình sử dụng lò vi sóng sẽ xảy ra một số những hư hỏng khiến bạn bối rối.
Đừng lo, một vài bí kíp nhỏ của Tư Vấn Mua Sắm dưới đây sẽ giúp bạn gỡ rối được phần nào đấy.
Xem thêm: Bí kíp sử dụng lò vi sóng an toàn và hiệu quả
Nội Dung Chính
- Một số hư hỏng thường gặp trên lò vi sóng
- Một số mẹo giúp sửa chữa và kiểm tra lò vi sóng nhanh chóng
Một số hư hỏng thường gặp trên lò vi sóng
- Bàn phím, bảng điều khiển bị liệt hoặc hoạt động không chính xác.
- Lò vi sóng không hoạt động.
- Có tia lửa điện hoặc cháy trong lò vi sóng.
- Đĩa của lò vi sóng không xoay.
- Lò vi sóng có hoạt động nhưng thức ăn không nóng.
…
Một số mẹo giúp sửa chữa và kiểm tra lò vi sóng nhanh chóng
Phím bấm, bảng điều khiển không hoạt động
Đây là lỗi cơ bản khi sử dụng các thiết bị điện gia dụng có bàn phím. Có thể bạn đã ấn quá mạnh hoặc vệ sinh không đúng cách khiến phần mạch bên dưới bị gãy, hỏng khiến cho chúng không nhận hoặc nhận được rất ít tín hiệu điều khiển.
Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra xem bảng điều khiển có bị ẩm ướt hay không. Nếu có bạn nên để nơi thoáng mát cho khô. Lưu ý trong khi dùng không nên để nước bắn lên bảng điều khiển.
Nếu bảng điều khiển không bị ẩm, bạn nên xem xét liệu có bị côn trùng làm hư hay không? Hãy kiểm tra mọi ngóc ngách trong lò và vệ sinh nó thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm:
Lò vi sóng không hoạt động
Có nhiều nguyên nhân dẫn hiện tượng này như: nguồn điện gặp vấn đề, cầu chì của lò bị đứt, hỏng đi-ốt, biến áp, bo mạch, súng cao tần, hoặc công tác cửa bị lỗi.
Trước tiên bạn nên kiểm tra phích cắm và ổ cắm để đảm bảo rằng đủ điện năng cung cấp cho lò vi sóng hoạt động được.
Đối với trường hợp cầu chì đứt, chúng ta chỉ cần tháo vỏ máy sẽ thấy ngay cầu chì của lò. Bạn có thể kiểm tra bằng mắt thường để xem nó có bị đứt không. Nếu là người có hiểu biết về điện năng, bạn có thể tự sửa với vài sợi dây điện hoặc nhờ các ông chồng của mình. Các trường hợp khác, lời khuyên là nên tìm một trung tâm sửa chữa uy tín để khắc phục tình trạng này.
Tia lửa điện trong lò
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là việc bạn sử dụng vật đựng bằng kim loại hay có hoa văn trang trí bằng kim loại. Bạn nên sử dụng các vật dụng dành riêng cho lò vi sóng, các dụng cụ bằng nhựa cao cấp, sành sứ, thủy tinh… và thường xuyên vệ sinh khoang lò.
Đĩa không xoay
Có thể vấn đề này liên quan đến trục xoay và vòng xoay, vì vậy, bạn nên:
- Kiểm tra khớp nối nhựa bên dưới khay xem vị trí đã đúng chưa?
- Liệu vòng và con lăn có bị kẹt vì bui bẩn bám không? Nếu có nên lau thật sạch sẽ.
- Vị trí đĩa với trục xoay có đúng không?
Nếu liên quan đến động cơ, thì không còn cách nào khác là bạn phải đưa lò vi sóng đến trung tâm sửa chữa.
Lò vi sóng hoạt động nhưng thức ăn không nóng
Đầu tiên, bạn nên kiểm tra xem, cửa lò đã được đóng chặt hay chưa sau đó hãy xem lại các thao tác điều khiển.
Ngoài ra, nếu bạn nghe thấy tiếng ồn thì rất có thể, bộ phận phát vi sóng (bóng cao tần) hoặc các module điện tử phát nhiệt đã bị hỏng. Một nguyên nhân nữa là thiết bị chắn sóng mất tác dụng. Nhưng trường hợp này bạn không thể tự khắc phục mà phải đem đi sửa chữa tại các trung tâm hoặc gọi thợ đến nhà.
Lời khuyên cho bạn là không nên sử dụng lò vi sóng ở công suất cao trong một thời gian dài. Việc này dẫn đến nhiệt lượng sinh ra lớn, không kịp giải tỏa dẫn đến đứt cầu chì hoặc vỡ bóng cao tần.
Lò vi sóng phát ra tiếng kêu
Sau một thời gian dài sử dụng, các linh kiện bên trong xuống cấp là nguyên nhân dẫn đến việc lò phát ra tiếng kêu, đa phần là từ quạt gió. Bạn nên vệ sinh thường xuyên tránh để bụi bẩn, dầu mỡ bám lên các linh kiện điện tử.
Lò vi sóng bị rò điện
Đây là lỗi khá nguy hiểm đặc biệt khi trẻ em sơ ý chạm vào lò vi sóng. Vì thế bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Không nên sử dụng lò khi tay ướt hoặc đi chân không. Với lớp vỏ bằng kim loại nên việc truyền một ít điện năng nhỏ ra bên ngoài là không tránh khỏi, điều này cũng không ảnh hưởng đến người dùng. Tuy nhiên nếu tay bạn đang ướt mà chạm vào lò vi sóng thì sẽ bị tê đấy.
- Đặt lò đúng vị trí, tránh nơi ẩm ướt và nguồn nước.
- Phần vỏ bị cong, vênh, lớp sơn tĩnh điện bị bong tróc, mạch điện bị ẩm ướt cũng là nguyên nhân dẫn đến bị rò điện. Bạn nên gọi thở đến sửa lại hoặc mang đến các trung tâm nếu cần thiết.
Khi biết được nguyên nhân hư hỏng, bạn sẽ chủ động hơn trong việc khắc phục và biết cách xử lý những trường hợp nhỏ, đem lại sự an toàn cho bạn và gia đình. Bên cạnh đó bạn nên tạo một thói quen sử dụng lò vi sóng thật thông minh, hiệu quả và phù hợp.
(Visited 112 times, 1 visits today)Trên đây là tất cả những gì có trong Cách sửa chữa những hư hỏng thường gặp phải khi sử dụng lò vi sóng mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Cách sửa chữa những hư hỏng thường gặp phải khi sử dụng lò vi sóng, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên nvad.biz? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Post Comment
(*) Lưu ý:
+ 1: Bạn phải sử dụng email thật, một email xác thực sẽ được gửi đi sau khi bạn gửi comment để xác nhận bạn không phải là người máy. Nếu bạn không xác nhận email, comment của bạn CHẮC CHẮN sẽ không được duyệt.
+ 2: Bạn chỉ cần xác thực email cho lần đầu tiên, những lần sau sẽ không cần xác thực
+ 3: Chúng tôi sẽ không hiển thị công cộng email của bạn
05 Comments